top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

5 hoài nghi và sự thật về điện toán đám mây

Đã cập nhật: 17 thg 12, 2021

Mặc dù điện toán đám mây đã trở thành một xu hướng tất yếu trong suốt những năm trở lại đây, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra băn khoăn trước việc quyết định áp dụng một phần mềm điện toán đám mây cho doanh nghiệp của mình.


Những băn khoăn này đều có thể hiểu được, vì chỉ 20 năm trước, doanh nghiệp vẫn quen với những phần mềm cài đặt tại chỗ truyền thống (on-premise) được xây dựng nội bộ bởi đội ngũ IT của riêng công ty, với các máy chủ, dữ liệu có bản quyền và yêu cầu một đội ngũ nhân sự thường xuyên hỗ trợ.


Trái ngược với các phần mềm truyền thống yêu cầu chi phí lớn trong lắp đặt, bảo trì, nâng cấp và thiếu sự linh động khi cần thiết, phần mềm được xây dựng trên hệ thống điện toán đám mây khắc phục được tất cả những nhược điểm này. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều lời hoài nghi và những lời khuyến cáo khi sử dụng phần mềm được xây dựng trên mây.


Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra quan điểm về những lời khuyến cáo thường gặp nhất và tiết lộ cho bạn biết một số sự thật.



1. Phần mềm điện toán đám mây không an toàn bằng phần mềm kiểu cũ (on-premise)


Sự thật là: Nhiều người có cơ sở khi nói điện toán đám mây có rủi ro. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thẳng vào thực tế, hều hết các vụ rò rỉ và vi phạm bản quyền thông tin đều liên quan đến phần mềm kiểu cũ (on-premise), rất ít các vụ có liên quan đến đám mây (1). Hơn nữa, nguyên nhân hàng đầu của việc thông tin bị rò rỉ là việc đánh mất máy tính/phần cứng, chỉ một lần đánh mất như vậy thôi là doanh nghiệp đã để mất hàng tỉ dữ liệu nội bộ quý giá, có thể gây thiệt hại lên đến hàng tỉ đô la. Nếu nhìn theo hướng này, hệ thống đám mây thực ra lại là một sự đảm bảo tốt hơn cho doanh nghiệp. Dù bạn có đánh mất thiết bị của mình, bạn vẫn luôn có quyền truy cập và kiểm soát dữ liệu được lưu trên đám mây (cloud).


2. Vẫn còn quá sớm để tin tưởng một công nghệ mới như điện toán đám mây


Sự thật là: Điện toán đám mây không hề mới. Nhìn vào lịch sử của đám mây, ta có thể thấy nó đã là một xu hướng từ nhiều năm nay và sẽ không ngừng mở rộng độ phủ sóng của mình. Doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý tới hệ thống đám mây như một giải pháp thay thế cho phần mềm kiểu cũ từ năm 2008 (2). Ta có thể thấy đám mây đã "phủ" đến tất cả các lĩnh vực, từ ứng dụng xã hội (LinkedIn, Facebook, Twitter) đến dịch vụ truyền thông (Youtube, Flickr), ERP (Enterprise Resource Planning) - hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (SAP, Oracle) hay các phần mềm doanh nghiệp khác (G Suite, Salesforce).


3. Chuyển sang điện toán đám mây sẽ làm doanh nghiệp mất kiểm soát dữ liệu


Sự thật là: Chuyển dữ liệu lên mây không có nghĩa bạn sẽ không kiểm soát được nó. Nói một cách chính xác, mọi sự thay đổi trong hệ thống đều diễn ra ở vị trí thực của máy chủ. Nghĩa là, bạn vẫn toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình: từ việc lưu trữ, bảo mật, trao quyền truy cập, cách thức truy cập... đến quy trình xử lí dữ liệu. Đưa dữ liệu lên mây giúp bạn thoát khỏi những nhiệm vụ nhàm chán liên quan đến bảo trì hệ thống máy chủ nội bộ.


4. Điện toán đám mây là một giải pháp tốn kém


Sự thật là: Đã có rất nhiều các biện pháp an toàn được sử dụng để chống lại các vấn đề vi phạm dữ liệu, đánh cắp tài khoản, tấn công DDoS. Những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu như Google, Amazon, IBM, Microsoft đều có các giao thức bảo mật và đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ như: mã hóa, tường lửa, kiểm soát truy cập đa yếu tố... Ví dụ, hệ thống đám mây Google cloud được bảo vệ bởi hơn 750 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thông tin, ứng dụng và an ninh mạng (3). Bạn có thể an tâm và tin tưởng một hệ thống như vậy. Nói cách khác, trước khi quyết định áp dụng bất cứ giải pháp đám mây nào, bạn nên kiểm tra uy tín và trình độ bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ cho mình. Có như vậy, bạn sẽ không còn phải lo lắng bởi những mối đe dọa dữ liệu đến từ bên ngoài nữa.


5. Hệ thống điện toán đám mây rất dễ bị "đánh sập" bởi các mối đe dọa bên ngoài


Sự thật là: Đã có rất nhiều các biện pháp an toàn được sử dụng để chống lại các vấn đề vi phạm dữ liệu, đánh cắp tài khoản, tấn công DDoS. Những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu như Google, Amazon, IBM, Microsoft đều có các giao thức bảo mật và đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ như: mã hóa, tường lửa, kiểm soát truy cập đa yếu tố... Ví dụ, hệ thống đám mây Google cloud được bảo vệ bởi hơn 750 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thông tin, ứng dụng và an ninh mạng (3). Bạn có thể an tâm và tin tưởng một hệ thống như vậy. Nói cách khác, trước khi quyết định áp dụng bất cứ giải pháp đám mây nào, bạn nên kiểm tra uy tín và trình độ bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ cho mình. Có như vậy, bạn sẽ không còn phải lo lắng bởi những mối đe dọa dữ liệu đến từ bên ngoài nữa.


Điều quan trọng nhất về điện toán đám mây


Hệ thống đám mây đang không ngừng phát triển, với hơn một nửa số dự án IT được diễn ra trên đó. Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng, độ an toàn của các phần mềm điện toán đám mây sẽ không ngừng được cải thiện bởi các tiến bộ kĩ thuật và sự chung tay của các chuyên gia. Bạn có thể an tâm và tin tưởng xu thế tất yếu của công nghệ thông tin này.


0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page