top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

5 Xu Hướng Định Hình Quá Trình Chuyển Đổi Số Của Nhà Phân Phối Và 3PL

Đã cập nhật: 13 thg 12, 2021

Chuyển đổi số đang dần trở thành quá trình tất yếu trên con đường thành công của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là của nhà phân phối và nhà vận tải 3PL. Tuy nhiên, công nghệ thay đổi từng ngày, kèm theo sự đa dạng về lựa chọn khiến các doanh nghiệp rất dễ lạc lối. Vậy đâu là những xu hướng quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số của nhà phân phối và 3PL?


Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để điều chỉnh hoặc làm mới mô kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu hay đáp ứng các yêu cầu của thị trường và xu hướng kinh doanh.

5 xu hướng định hình chuyển đổi số

1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất và bán lẻ


Chuyển đổi số đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ mới thực sự phát triển mạnh mẽ sau khi đại dịch bùng nổ, thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi cách vận hành hiện tại để thích nghi với sự “bình thường mới".


Phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng, hai lĩnh vực sản xuất và bán lẻ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ sau COVID-19.


Chuyển đổi số thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi cách vận hành để thích nghi với sự "bình thường mới"
Chuyển đổi số thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi cách vận hành để thích nghi với sự "bình thường mới"

Để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng mới, các nhà sản xuất đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, máy móc để dự báo nhu cầu tiêu dùng, nâng cao hiệu quả sản xuất và tối ưu hoá đầu ra. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ cũng liên tục cập nhật các xu hướng mới dựa trên phân tích dữ liệu, đảm bảo luôn cung cấp đúng và đủ các sản phẩm đến tay khách hàng.


Tuy nhiên, để có thể thực hiện điều đó, các nhà phân phối và cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) phải tổ chức một quy trình đặt và giao hàng thuận tiện, làm cầu nối giữa nhà sản xuất và bán lẻ với người tiêu dùng.


Tại Hội nghị chuyên gia tư vấn chiến lược về chuỗi cung ứng năm 2018, các CEO đã đồng ý rằng khi các nhà sản xuất và bán lẻ mở rộng quy mô thì các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng phải trở thành một phần mở rộng của các thương hiệu sản xuất và bán lẻ, cung cấp các dịch vụ logistics ở tốc độ nhanh hơn và với chất lượng cao hơn.


2. Sự xuất hiện của xu hướng tiêu dùng mới


Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các nhà phân phối và doanh nghiệp 3PL. Bên cạnh những thay đổi trong giỏ hàng, họ còn thay đổi trong kênh mua sắm.


Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.


Sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử đã kích thích sự gia tăng các dịch vụ vận tải và logistics rộng khắp cả nước. Hơn cả một món đồ, người tiêu dùng còn muốn mua cả trải nghiệm, từ lúc chọn hàng, giao hàng, đến khi sử dụng sản phẩm.


Xu hướng tiêu dùng mới thúc đẩy các dịch vụ logistics phát triển
Xu hướng tiêu dùng mới thúc đẩy các dịch vụ logistics phát triển

Chính vì vậy, các công ty phân phối và doanh nghiệp 3PL đang ngày càng ứng dụng nhiều công nghệ vào các hoạt động của mình để quản lý hệ thống phân phối, giao hàng hiệu quả hơn, cũng như tích hợp nhiều tính năng mới giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.


Ví dụ, các công ty 3PL sử dụng phần mềm tối ưu logistics để tự động lập kế hoạch giao hàng tối ưu, thoả mãn nhiều điều kiện về thời gian nhận hàng của khách hàng, đơn hàng đa nhiệt độ, đường cấm,... Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian giao hàng, đảm bảo chất lượng hàng hoá trước khi đến tay khách hàng.


3. Tầm quan trọng của dữ liệu


Dữ liệu là nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống, cũng như vận hành và quản lý các công nghệ một cách hiệu quả.


Càng có nhiều dữ liệu, các nhà phân phối và doanh nghiệp 3PL càng có nhiều hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm, giá cả, chi phí và dịch vụ,... Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ sở trong việc dự đoán và hành động trước các rủi ro bất ngờ.


Dữ liệu giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống, cũng như vận hành và quản lý các công nghệ
Dữ liệu giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống, cũng như vận hành và quản lý các công nghệ

Dữ liệu còn cung cấp cho doanh nghiệp khả năng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, quản lý mức độ đặt hàng và tồn kho, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết giúp các doanh nghiệp logistics cải thiện chất lượng dịch vụ.


Theo McKinsey, các tổ chức hoạt động dựa trên dữ liệu có khả năng thu hút khách hàng cao hơn 23 lần, khả năng giữ chân khách hàng cao hơn 6 lần và khả năng sinh lời cao hơn 19 lần.


Với tầm quan trọng như vậy, các nhà phân phối và doanh nghiệp 3PL có thể tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng, đối tác và chính doanh nghiệp khi chuyển đổi số.



4. Sự phát triển của công nghệ


Công nghệ là cốt lõi của quá trình chuyển đổi số, giúp tối ưu hoá quy trình vận hành, đồng thời tăng năng suất và hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.


Chuyển đổi số trong các nhà phân phối và doanh nghiệp 3PL đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều xu hướng công nghệ mới như:

  • Sử dụng điện thoại thông minh để minh bạch hóa quy trình

  • Đồng bộ hoá quy trình làm việc trên Cloud (nền tảng đám mây)

  • Kết nối các thiết bị vật lý với nền tảng đám mây bằng công nghệ Internet vạn vật

  • Áp dụng Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và Học máy (Machine Learning) để hỗ trợ đưa ra quyết định

……….


Những loại hình công nghệ này có tiềm năng tái định hình đáng kể các hoạt động trong các công ty phân phối và logistics, đồng thời tạo ra thêm nhiều giá trị mới cho khách hàng.


Ví dụ, phần mềm dịch vụ điện toán đám mây như Abivin vRoute có thể giúp các nhà phân phối và doanh nghiệp 3PL quản lý đội xe và theo dõi trạng thái giao hàng trong thời gian thực. Nhờ đó, người quản lý sẽ không phải gọi điện thường xuyên để kiểm tra tài xế hay phải chờ đợi quá lâu trước khi biết được kết quả giao hàng. Thêm vào đó, họ cũng có thể phát hiện và xử lý ngay lập tức các sự cố phát sinh, giúp rút ngắn thời gian đưa ra quyết định, cải thiện dịch vụ hiện có và tăng sự hài lòng của khách hàng.


Phần mềm điện toán đám mây Abivin vRoute
Phần mềm điện toán đám mây Abivin vRoute



5. Phát triển con người


Dù công nghệ có quan trọng như thế nào thì chuyển đổi số cũng không thể thiếu vắng vai trò của con người.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các công ty khi bắt tay vào chuyển đổi là thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Mỗi người trong tổ chức cần hiểu được ý nghĩa của chuyển đổi số và cùng đóng góp cho mục tiêu chung.


Ngoài ra, thiếu hụt kỹ năng cũng là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình chuyển đổi số. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, con người cần liên tục học hỏi và trau dồi các kỹ năng mới để bắt kịp với những thay đổi.


Theo khảo sát của Red Hat về Triển vọng công nghệ toàn cầu 2020, một trong 5 xu hướng của chuyển đổi số doanh nghiệp là phát triển những kỹ năng về công nghệ thông tin (CNTT).


Cụ thể, cuộc khảo sát cho thấy các công ty nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng các kỹ năng trên. Trong đó, đào tạo kỹ năng kỹ thuật/ CNTT (16%) và chiến lược chuyển đổi số (16%) là hai ưu tiên hàng đầu mà họ lựa chọn để đầu tư.


Phát triển kỹ năng về kỹ thuật và công nghệ thông tin là xu hướng chung của doanh nghiệp
Phát triển kỹ năng về kỹ thuật và công nghệ thông tin là xu hướng chung của doanh nghiệp

Lời kết


Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Tuy vậy, quá trình chuyển đổi số không hề dễ dàng và khó có thể hoàn thành nhanh chóng chỉ trong ngày một ngày hai. Nắm bắt những xu hướng của thị trường, khách hàng sẽ giúp các công ty phân phối và công ty 3PL chuẩn bị trước những rủi ro và sẵn sàng cho sự thay đổi khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi số.




0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page