top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

Các ràng buộc đặc thù trong lộ trình giao hàng ở ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một trong những trung tâm sản xuất, thương mại có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, với hơn 600 triệu người tiêu dùng, lực lượng lao động dồi dào và ngành công nghiệp thương mại điện tử đang trên đà phát triển. Theo cùng với sự tăng trưởng về kinh tế và dân số, hệ thống giao thông ở các nước ASEAN đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những thập kỷ qua. Thế nhưng, mỗi thành viên ASEAN vẫn có những vấn đề riêng khi lập kế hoạch tuyến đường. Vậy ngành logistics ở ASEAN sẽ đối mặt với thách thức này ra sao?


Tại sao ASEAN quan trọng?


Phạm vi thương mại ở ASEAN chưa đến thời kỳ chín muồi và bị chi phối bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia đang ngày càng để mắt đến ASEAN – mười nền kinh tế năng động phát triển ở các giai đoạn khác nhau, với điểm chung là tất cả đều có tiềm năng tăng trưởng lớn.


Theo Tạp chí SpirE-Journal 2016 Q4 - Nghiên cứu thị trường châu Á của Spire, khối lượng giao dịch thương mại của ASEAN dự kiến ​​sẽ tăng 130% và được định giá ở mức 5.653 tỷ USD vào năm 2023. Việc mở rộng khối lượng giao dịch chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, xuất phát từ sự đóng góp to lớn của tầng lớp trung lưu. Khung thu nhập trung bình của ASEAN dự kiến ​tăng trưởng khoảng 10,9% mỗi năm từ 2012 đến 2023.


Nền kinh tế ASEAN có tiềm năng tăng trưởng lớn
Nền kinh tế ASEAN có tiềm năng tăng trưởng lớn

ASEAN đang chứng kiến sự phát triển của tầng lớp trung lưu với mức chi tiêu gia tăng. Điều này kéo theo nhu cầu về logistics ngày một tăng cao khi người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, đa dạng hơn và được vận chuyển đến tận cửa nhà họ. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ hội nhập của các nhà cung cấp dịch vụ logistics tăng lên cho thấy cơ hội lớn trong bối cảnh phức tạp và luôn thay đổi của ngành logistics tại ASEAN.


Tuy nhiên, các cơ hội bùng nổ kinh tế luôn đi cùng những rủi ro. Hệ thống giao thông kém do gián đoạn, sự thiếu hụt về kiến thức kỹ thuật và áp dụng công nghệ trong chuỗi cung ứng đã gây ra nhiều khó khăn trong việc lên kế hoạch tuyến đường ở ASEAN.


Thách thức về lên kế hoạch lộ trình ở ASEAN là gì?


1. Hệ thống giao thông yếu kém


ASEAN, đặc biệt là các quốc gia nằm trong 'Vành đai lửa Thái Bình Dương', thường dễ bị gián đoạn do thiên tai. Sự cố thường xuyên xảy ra trong khu vực dẫn đến mất mát về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và gián đoạn kinh tế kéo dài. Ví dụ, lũ lụt có thể nhấn chìm và phá hủy cơ sở hạ tầng giao thông, gây ra tình trạng hỗn loạn và giao hàng thất bại. Từ năm 2010-2015, thảm hoạ thiên tai gây thiệt hại đáng kể cho các nước ASEAN, ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 8 nghìn tỷ USD và 200 triệu người bị ảnh hưởng (EM-DAT, 2016).


Xếp hạng hệ thống giao thông ở các nước ASEAN
Xếp hạng hệ thống giao thông ở các nước ASEAN

Cơ sở hạ tầng kém cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn và giao hàng thất bại ở ASEAN. Hệ thống giao thông của các nước ASEAN chưa được nâng cấp đầy đủ, trong đó mạng lưới cơ sở hạ tầng vẫn chưa đủ cho khu vực trải dài 4.488.839 km2. Các phương tiện hạn chế làm tình trạng tắc nghẽn trầm trọng thêm, trong khi cơ sở hạ tầng yếu và đường chặn làm tăng thời gian vận chuyển, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.


Ngoài 2 quốc gia hàng đầu là Singapore và Malaysia, các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam cũng đang nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không của mình để đồng bộ với tốc độ của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Ngược lại, các nền kinh tế nhỏ hơn nhiều như Campuchia, Lào và Myanmar vẫn còn tụt hậu đáng kể.


2. Các ràng buộc khác khi vận chuyển


Đặc điểm kỹ thuật riêng biệt cũng là một nút thắt cho các quốc gia ASEAN. Khi nói đến kế hoạch lộ trình, có nhiều thông số cần tính đến, ví dụ:

  • Khả năng chở của xe, tối đa sức chứa: Để một kế hoạch phân phối được xem là tối ưu, sức chứa của xe phải được tận dụng tối đa.

  • Nhiều khung thời gian: Mỗi khách hàng có thể chọn thời gian giao hàng dự kiến ​​khác nhau, khiến việc tối ưu hóa kế hoạch tuyến đường trở nên khó khăn hơn.

  • Giao hàng bằng xe tải và xe máy: Một số khách hàng có thể nằm ở khu vực hẻo lánh hoặc ngõ hẻm nhỏ, nên việc giao hàng bằng xe tải là bất khả thi. Trong trường hợp đó, xe máy có thể được sử dụng để giao hàng, nhưng làm thế nào về tối ưu hóa sự kết hợp giữa xe tải và xe máy?

  • Các mô hình phân phối khác nhau cũng yêu cầu chiến lược lộ trình khác nhau: giao hàng chuỗi cung ứng lạnh, các mô hình có cross-dock, lưu kho ngoài trời.


Càng có nhiều nhà kho, điểm giao hàng, tài xế và xe, thì càng có nhiều vấn đề khi lập hoạch tuyến đường. Vấn đề định tuyến xe là một vấn đề tối ưu hóa tổ hợp đầy thách thức. Người quản lý logistics sẽ gặp nhiều khó khăn khi xem xét thời gian, khoảng cách, khả năng lấp và tải hàng của phương tiện, số lượng xe có sẵn, số lượng lao động, dịch vụ và nhiều hạn chế khác như số lượng kho, điều kiện đường xá, loại/kích thước hàng hóa…


Hơn nữa, lên kế hoạch lộ trình gặp nhiều rủi ro như thay đổi nhu cầu, tai nạn giao thông, hoặc điều kiện thời tiết không mong muốn,… Tất cả những bất trắc này có thể dẫn đến chi phí quản lý logistics tăng cao nếu không được xem xét kỹ càng. Các phần mềm tiên tiến, hiện đại sẽ giúp luồng thông tin trở nên minh bạch và linh động hơn trong bộ phận logistics.


3. Thiếu hụt công nghệ


Nhiều doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ ở ASEAN vẫn không sử dụng các công cụ công nghệ để quản lý hệ thống dữ liệu của họ.


Cụ thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không tích hợp hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của họ với ERP (Phần mềm hoạch định tài nguyên). Họ xử lý dữ liệu của mình bằng Excel, một số thậm chí còn quản lý hệ thống dữ liệu của họ qua thủ tục giấy tờ. Điều này làm cho nhiệm vụ lập kế hoạch tuyến đường rất khó khăn, chưa kể đến tối ưu hóa tuyến đường. Một số lượng lớn người điều phối logistics vẫn phân tích nhiều yếu tố để lên kế hoạch lộ trình một cách thủ công.


Trong thời đại 4.0, chỉ bằng vài lần nhấp chuột, tất cả các yếu tố đó đều được xem xét để tự động tối ưu tuyến đường trong vài giây. Các công ty có thể giảm chi phí và công sức bằng cách sử dụng các công nghệ tiên phong.


Bên cạnh đó, mức độ phát triển công nghệ ở ASEAN là không đồng đều. Ở một số vùng nông thôn của Indonesia và Malaysia, cơ sở hạ tầng viễn thông rất kém phát triển, khiến việc theo dõi giao hàng trở thành gánh nặng. Các thành viên ở khu vực ít được phát triển hơn không thể áp dụng các công nghệ tiên tiến như TMS (Hệ thống quản lý vận tải) và GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) do chi phí triển khai cao.


Ứng dụng công nghệ vào logistics còn yếu ở ASEAN
Ứng dụng công nghệ vào logistics còn yếu ở ASEAN

Giải pháp cho các doanh nghiệp ASEAN cho việc lên kế hoạch lộ trình là gì?


Các nước ASEAN đã dành những nỗ lực to lớn và nhiều chi phí cho việc cải thiện hệ thống giao thông để cung cấp dòng lưu thông an toàn và thoải mái hơn, nhưng cách tiếp cận đơn lẻ không thể giải quyết được vấn đề này.


Việc giải quyết đòi hỏi những nỗ lực chính trị, tài chính và xã hội của các khu vực có thẩm quyền, điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ phận tư nhân; chưa kể đến những hạn chế không kiểm soát được như điều kiện thời tiết. Giải pháp cần được được xây dựng bằng cách kết hợp đầu tư trong nước và nước ngoài, các chính sách của chính phủ, thẩm quyền và giáo dục. Do thời gian và phạm vi giới hạn, bài viết này sẽ chỉ tập trung vào tiến bộ công nghệ có thể giúp các công ty tự giành được lợi thế cạnh tranh.


Trong kỷ nguyên của công nghiệp 4.0, điều quan trọng với các doanh nghiệp là cập nhật xu hướng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nhờ công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để giảm chi phí cũng như tăng vận tốc lưu thông hàng hóa và tạo ra các quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Đặc biệt, giải pháp thay thế có thể là phần mềm kết hợp các tính năng: Hệ thống quản lý vận tải và Tối ưu lộ trình.


Abivin vRoute - Phần mềm quản lý vận tải
Abivin vRoute - Phần mềm quản lý vận tải

Abivin vRoute là một ví dụ hàng đầu về phần mềm quản lý vận tải mà mọi người quản lý logistics có thể cần. Với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy, tính năng theo dõi thời gian thực có thể nâng cao tầm nhìn chuỗi cung ứng và quản lý rủi ro.


Điều làm cho Abivin vRoute khác biệt là thuật toán của phần mềm. Abivin vRoute sử dụng thuật toán linh hoạt thỏa mãn 20+ ràng buộc như giao hàng đa phương thức, tối ưu tải trọng, khung thời gian khác nhau, cross-docking,... để tạo ra các tuyến đường tối ưu nhất.


Xuất phát từ một thành viên của ASEAN, Abivin vRoute được thiết kế phù hợp cho khu vực ASEAN. Hệ thống xem xét các đặc điểm riêng biệt như giao hàng bằng xe máy, đường nhỏ, khung thời gian biến động, để giải quyết vấn đề. Abivin vRoute là phần mềm quản lý vận tải duy nhất được trang bị khả năng tối ưu hóa lộ trình, giải quyết nhiều vấn đề khó khăn trong giao hàng chặng cuối, giúp khách hàng giảm tới 30% chi phí logistics.


Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để dùng thử miễn phí Abivin vRoute!

Tài liệu tham khảo

1.https://www.mckinsey.com/industries/public-sector/our-insights/understanding-asean-seven-things-you-need-to-know

2.https://www.rappler.com/newsbreak/iq/167393-traveling-asean-transport-systems-southeast-asia

3.http://jastip.org/sites/wp-content/uploads/2016/04/3_Babel.pdf

0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page