top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

Giải Pháp Công Nghệ Trong Chuỗi Cung Ứng F&B

Đã cập nhật: 13 thg 12, 2021

Với những diễn biến của dịch bệnh trong khoảng thời gian qua, các doanh nghiệp đã chứng kiến tình trạng đứt đoạn và những biến động không ngừng nghỉ của chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó, công nghệ có thể đem lại những giá trị gì?


Tính liên tục trong hoạt động của chuỗi cung ứng ngành thực phẩm và đồ uống có thể được cải thiện nhờ sức mạnh của công nghệ. Việc đầu tư hợp lý có thể giúp các nhà sản xuất và nhà bán lẻ đứng vững trước các xu hướng tiêu cực của thị trường nhờ khả năng theo dõi sự di chuyển của hàng hóa và sự minh bạch trong chất lượng quy trình.

Giải Pháp Công Nghệ Trong Chuỗi Cung Ứng F&B
Giải Pháp Công Nghệ Trong Chuỗi Cung Ứng F&B

Bài viết dưới đây là những gợi ý về các giải pháp hàng đầu mà các công ty thực phẩm và đồ uống nên xem xét để cải thiện những khó khăn trong vận hành của mình.

Vấn đề trong chuỗi cung ứng F&B

Chi phí vận hành chuỗi cung ứng ngày càng leo thang

Chi phí logistics ở Việt Nam chiếm tới 20% GDP, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Đặc biệt, trong một ngành đòi hỏi chất lượng và nhiều công đoạn như F&B, chi phí điều hành chuỗi cung ứng là rất lớn, bao gồm nhiều khoản chi phí như:

  • Chi phí điện, nước, nhiên liệu

  • Chi phí vận chuyển hàng hóa

  • Chi phí nhân công, nhân sự

  • Chi phí đầu tư vào công nghệ mới

Số lượng chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra là rất nhiều, chưa kể với mỗi danh mục, doanh nghiệp lại phải bỏ ra chi phí đáng kể. Do vậy, việc theo dõi chi phí hoạt động thường xuyên là một thách thức cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm.

Khó kiểm soát đối tác và sản phẩm

Chuỗi cung ứng thực phẩm có sự tham gia của rất nhiều thành phần. Một chuỗi cung ứng F&B điển hình bao gồm 6 giai đoạn: Tìm, xử lý nguyên liệu thô - Sản xuất - Chế biến và đóng gói - Lưu trữ - Phân phối bán buôn - Phân phối bán lẻ. Trong mỗi quá trình này, doanh nghiệp cần sự tham gia của rất nhiều bên khác nhau như đối tác, nhân sự, máy móc,... Vì vậy, để kiếm soát toàn bộ chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp cần kiểm soát hiệu quả từng thành phần trong chuỗi. Tuy nhiên, với số lượng yếu tố lớn như vậy, doanh nghiệp có thể gặp không ít thách thức để quản trị chuỗi cung ứng thành công. Điều này đỏi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp tối ưu để giải quyết triệt để các vấn đề. Trong cuộc cách mạng 4.0, việc áp dụng các giải pháp công nghệ là điều cần thiết và thậm chí là bắt buộc với các doanh nghiệp.

Giải pháp công nghệ trong chuỗi cung ứng F&B

1. Ưu tiên sử dụng phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) vận hành trên nền tảng đám mây (Cloud-based platform)


Phần mềm dạng Dịch vụ (SaaS)
Phần mềm dạng Dịch vụ (SaaS)

Bất kỳ khoản đầu tư nào về công nghệ cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cũng nên hướng đến một nền tảng đám mây hoặc phần mềm dạng dịch vụ (SaaS). Lý do là khác với các nền tảng được cài đặt cục bộ (On-premise), các giải pháp logistics trên nền tảng đám mây ngày nay đem lại những lợi thế vượt trội: tính năng phong phú, khả năng kết nối với các nền tảng khác, bảo mật dữ liệu, tổng chi phí sở hữu (TCO) thấp,... [1] Đối với việc vận hành chuỗi cung ứng, các giải pháp logistics phổ biến bao gồm các phần mềm quản lý vận tải (TMS), phần mềm quản lý kho hàng (WMS) và phần mềm quản lý tài sản doanh nghiệp (AMS), kèm theo đó là khả năng hiển thị chuyến hàng theo thời gian thực, lập kế hoạch nguồn cầu và quản lý hàng tồn kho.


>> Hiểu rõ thêm về phần mềm cục bộ và phần mềm nền tảng đám mây tại bài viết On-premises và Cloud: Thuận Lợi, Bất Lợi Và Tương Lai


Không chỉ vậy, với các phần mềm Saas, doanh nghiệp không cần bỏ ra một khoản chi phí quá lớn so với các giải pháp công nghệ được thiết kế riêng. Các phần mềm này chỉ yêu cầu thiết lập ban đầu, có thể đi vào sử dụng trong thời gian nhanh nhất và có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Nếu có những đặc thù riêng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu xây dựng thêm tính năng hoặc giải pháp riêng.


Với các lợi ích kể trên, việc sử dụng các phần mềm dạng dịch vụ có thể giúp các doanh nghiệp F&B tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí logistics để tập trung vào việc sản xuất, từ đó bảo đảm giá sản phẩm luôn cạnh tranh để đem lại doanh thu tốt nhất.


Nếu doanh nghiệp đang quản lý nhiều cơ sở sản xuất hay kho thì các giải pháp quản lý tài sản doanh nghiệp hay quản lý tồn kho sử dụng nền tảng đám mây cũng sẽ mang lại những lợi thế to lớn. Áp dụng công nghệ thông minh giúp doanh nghiệp F&B có thể quản lý sản phẩm và tiến độ làm việc của nhân sự theo thời gian thực. Ví dụ như việc quản lý các mặt hàng dễ hỏng như thủy hải sản, sữa tươi hay các nguyên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất sẽ được ghi lại hàng ngày để được xử lý kịp thời trước khi hỏng.


2. Sử dụng giải pháp quản lý chuỗi cung ứng lạnh

Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng lạnh
Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng lạnh

Theo một báo cáo năm 2018 của CEL consulting, ngành nông nghiệp Việt Nam mỗi năm thất thoát khoảng 8.8 triệu tấn thực phẩm, tương đương với 3.9 tỷ đô la Mỹ do việc quản lý vận tải kém hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy chỉ có khoảng 14% các nhà sản xuất có sử dụng giải pháp quản lý chuỗi cung ứng lạnh.


Các lãnh đạo cần thay đổi cách nhìn của mình về giải pháp công nghệ bảo quản lạnh. Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2019 cho rằng các doanh nghiệp nên coi chuỗi lạnh là tài sản chứ không phải là một loại chi phí [3]. Như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp F&B hoàn toàn có thể đầu tư vào công nghệ theo dõi nhiệt độ sản phẩm để hạn chế hư hại hàng hóa. Những lựa chọn về công nghệ trong chuỗi cung ứng lạnh cũng khá đa dạng: từ cảm biến nhiệt độ, thiết bị điều khiển nhiệt độ từ xa, đến tích hợp các thiết bị telematics với nền tảng quản lý vận tải.


Hiểu rõ thêm về cách giải quyết bài toán thay đổi chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam


Trên thực tế, việc đầu tư vào thiết bị giám sát và bảo quản hàng lạnh cho từng pallet hay chuyến hàng sẽ tốn rất nhiều chi phí. Do vậy, các lãnh đạo có thể cân nhắc việc dùng một phần chi phí để làm việc với các đối tác vận chuyển bên thứ ba (3PL) được trang bị các công nghệ theo dõi nhiệt độ tân tiến. Sau đó, việc giám sát các hoạt động vận chuyển lạnh của các đối tác này có thể được tích hợp và thực hiện trên một nền tảng đám mây với giá rẻ hơn.


3. Sử dụng các giải pháp tăng khả năng theo dõi

Abivin vRoute - Nền tảng Tối ưu Logistics với Bản đồ thời gian thực
Lộ trình của một tài xế được theo dõi trong thời gian thực nhờ Abivin vRoute

Dù doanh nghiệp lựa chọn cách nào để giám sát chuỗi cung ứng lạnh, những hư hại về hàng hoá và tổn thất trong giao vận vẫn luôn có thể xảy ra, nhất là dưới những trường hợp bất khả kháng như dịch bệnh hay những bất cập trong chính sách cửa khẩu.


Khi đó, quá trình thu hồi lại hàng bị hỏng có thể sẽ là một thử thách không nhỏ cho doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống. Việc mất thời gian để xâu chuỗi lại những thông tin về kho hàng hay nơi bốc dỡ sẽ là một mối quan ngại lớn bên cạnh những thiệt hại về tài chính. Một cách tương tự, việc đối chiếu lại các loại giấy xác nhận mua hàng, biên lai và các chứng từ liên quan cũng có thể gây ra những tổn thất về thời gian khi không được số hóa ngay từ đầu.


Một giải pháp hữu hiệu cho những nhức nhối trên là sử dụng các giải pháp tăng khả năng theo dõi (Supply Chain Visibility Solution). Những phần mềm này được phát triển để tối ưu hoá chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp nhờ khả năng quản lý phương tiện trong thời gian thực, số hóa các loại giấy tờ và đưa ra những báo cáo về các hoạt động logistics của doanh nghiệp.


Abivin vRoute - Nền tảng Tối ưu Logistics với khả năng phân tích dữ liệu
Abivin vRoute tự động ghi lại và phân tích những hoạt động logistics

Các giải pháp tăng khả năng theo dõi có thể giúp doanh nghiệp F&B xác nhận chứng từ hay địa chỉ giao, nhận hàng chỉ trong vài phút. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm hàng ngàn giờ đồng hồ mỗi năm gây ra bởi những lãng phí trong cách làm việc truyền thống. Ngoài ra, khả năng theo dõi trong thời gian thực cũng sẽ loại bỏ những gian lận trong sổ sách hay khai báo chi phí phát sinh trong các hoạt động logistics.


4. Sử dụng các giải pháp phần mềm phù hợp với đặc thù ngành

Giải pháp phần mềm phù hợp với đặc thù ngành F&B
Giải pháp phần mềm phù hợp với đặc thù ngành F&B

Các công ty sản xuất bia, rượu và các công ty sản xuất thực phẩm, đồ đóng gói sẵn hay thức ăn vật nuôi thường được gộp chung vào danh mục thực phẩm và đồ uống. Lý do là tất cả các mặt hàng kể trên đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên các kệ hàng trong siêu thị cũng như thách thức về nhu cầu của người tiêu dùng.


Tuy nhiên, ở vị thế là các thương hiệu riêng lẻ hay các chủ hàng, nhà sản xuất, nhu cầu công nghệ của mỗi doanh nghiệp có thể hoàn toàn khác nhau. Quy trình sản xuất bia sẽ khác với quy trình sản xuất cà phê. Các yêu cầu vệ sinh và chất lượng thành phần trong chế biến thức ăn cho trẻ em chắc chắn sẽ nghiêm ngặt hơn nhiều so với sản xuất thức ăn cho vật nuôi. Do vậy, các doanh nghiệp F&B nên cân nhắc hợp tác với các nhà cung cấp phần mềm có chuyên môn trong việc giải quyết các nhu cầu đặc thù trong việc sản xuất và vận hành chuỗi cung ứng của mình.


Việc triển khai các nền tảng công nghệ một cách hợp lý cũng sẽ là một thử thách không nhỏ cho các doanh nghiệp, bởi không có một lộ trình cố định nào có thể phù hợp với mọi chiến lược thị trường, tình hình cạnh tranh hay ngân sách đầu tư. Tuy nhiên, các lãnh đạo luôn có thể giảm chi phí sở hữu, cũng như dễ dàng theo dõi tỷ suất hoàn vốn (ROI) khi đã đưa ra một chiến lược chuyển đổi số hợp lý.


Tạm kết


Các khoản đầu tư hợp lý về công nghệ không những sẽ giúp giảm chi phí và thời gian làm việc cho các doanh nghiệp F&B, mà còn có thể giúp mở rộng quy mô sản xuất với ít lao động hơn, hoặc cho phép các công ty tiếp cận các nhóm người tiêu dùng và thị trường mới để gia tăng lợi nhuận. Với những đầu tư về phần mềm, các lãnh đạo cần những nền tảng đám mây có thể cung cấp khả năng theo dõi hành trình của chuyến hàng, theo dõi tồn kho, quản lý đội xe và quan trọng nhất là số hoá, tự động hoá những công việc thủ công rườm rà và ẩn chứa nhiều nguy cơ gian lận.


Abivin vRoute là một nền tảng quản lý vận tải linh hoạt có thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng trên. Các doanh nghiệp còn có thể dễ dàng tích hợp Abivin vRoute với các hệ thống ERP hay các thiết bị Telematics sẵn có để đảm bảo khả năng theo dõi chuỗi cung ứng của mình.


abivin cho doanh nghiệp F&B

Tài liệu tham khảo

[3] Báo cáo logistics của bộ công thương năm 2019

0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page