top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

Những điều nên biết về Giao hàng Chặng cuối ở khu vực ASEAN

Những năm gần đây, ngành Logistics ở khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đang phát triển mạnh. ASEAN dần trở thành trung tâm Logistics lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc vận chuyển hàng hoá “chặng cuối cùng” (last-mile) trong chuỗi cung ứng, hay còn gọi là giao hàng chặng cuối (last-mile delivery), chiếm đến 30% tổng chi phí Logistics.


Giao hàng chặng cuối không những quyết định lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quan hệ khách hàng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện chặng giao hàng này để duy trì tính cạnh tranh.


ASEAN dần trở thành trung tâm logistics lớn cho các nhà đầu tư nhưng cũng gặp rất nhiều thách thức
ASEAN dần trở thành trung tâm logistics lớn cho các nhà đầu tư nhưng cũng gặp rất nhiều thách thức

Tuy nhiên, đi cùng cơ hội là thách thức. Giao hàng chặng cuối hiện đang gặp rất nhiều trở ngại do những trì trệ trong chuỗi cung ứng và sử dụng lãng phí nguồn nhân lực. Đề cập đến Amazon, Sucharita Mulpuru của Forrester Research cho biết, “Họ sở hữu những “dặm cuối cùng.” Đó là thời điểm quan trọng khi gói hàng được giao đến địa điểm nhận cuối. Một khi bạn sở hữu khoảnh khắc quan trọng này, bạn có thể xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành.”


Vậy điều gì khiến giao hàng chặng cuối ở ASEAN trở nên quan trọng như vậy? Những thách thức mà các nhà quản lý Logistics ở ASEAN đang phải đối mặt là gì?


Logistics ở ASEAN - Bức tranh toàn cảnh


Trong suốt thập kỷ qua, ASEAN đang phát triển thành một khu vực có sức mạnh kinh tế toàn cầu mới. Khu vực ASEAN chiếm 10% dân số toàn cầu và là thị trường lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đi cùng một cơ sở khách hàng lớn là những tiềm năng phát triển mạnh mẽ. ASEAN đang dần thay thế Trung Quốc để trở thành điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư Logistics trong nước và quốc tế vào năm 2025.


Mười quốc gia thành viên trong khu vực ASEAN có sự chênh lệch lớn về địa lý, tình hình phát triển, cũng như chất lượng cơ sở hạ tầng. Do những đặc điểm đa dạng này, việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ trong khu vực ASEAN đòi hỏi phát triển vận tải đa phương tiện.


Sự tăng trưởng GDP (tỷ USD) của các nước ASEAN 2008-2018
Sự tăng trưởng GDP (tỷ USD) của các nước ASEAN 2008-2018

Tình hình phát triển ngành Logistics cũng có sự khác biệt giữa các nước trong khu vực ASEAN. Trong khi Singapore là điểm đến tốt nhất trong khu vực đối với các nhà đầu tư Logistics, thì các nước thuộc Tiểu vùng sông Mêkông, như Việt Nam, vẫn đang thúc đẩy ngành Logistics của họ.


Theo SpirEresearch, ngành Logistics của Việt Nam tăng trưởng 12% trong suốt năm 2016. SpirEresearch cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này là do thị trường hàng tiêu dùng tăng nhanh và sản lượng nông nghiệp ngày càng lớn, chưa kể đến những nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng. Các thị trường cũng đang phát triển nhanh trong khu vực có thể kể tới Indonesia, với thị trường Logistics dự kiến tăng tới 16% hàng năm vào năm 2020. Philippines cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng tương tự, do sự bùng nổ nhanh chóng của E-logistics, 3PL và vận chuyển hàng quốc nội.


Gần đây, chính phủ các quốc gia ASEAN đang khuyến khích cải thiện giao hàng chặng cuối trong khu vực. Chính phủ các nước liên tục thúc đẩy nâng cao quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng hệ thống đường vận tải.

Trong khi Malaysia tìm cách phát triển công nghệ thông tin, tăng cường nguồn nhân lực và thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa, Indonesia đơn giản hóa các quy định về Logistics để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu mở rộng quy hoạch giao thông đường sắt và xuyên biên giới. Tuy nhiên, các nước kém phát triển, như Lào và Myanmar, vẫn đang tụt lại phía sau.


Kẻ thù của giao hàng chặng cuối tại ASEAN


1. Chi phí


Theo World Bank Data, chi phí Logistics của Việt Nam tương đương 20,9% GDP trong năm 2016, cao hơn so với Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản. Lý do nằm ở chi phí vận chuyển bằng đường bộ, chiếm 59% tổng chi phí Logistics. Chi phí cao như vậy là do hoạt động quản lý chuỗi cung ứng còn thiếu tổ chức và thiếu tích hợp công nghệ. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở ASEAN sử dụng một lượng lớn nguồn nhân lực không cần thiết để quản lý chuỗi cung ứng của họ. Do vẫn còn lên lộ trình cho tuyến đường giao hàng theo cách truyền thống, những hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tạo ra chi phí cao hơn cho các công ty.


2. Xây dựng đường xá và quy hoạch cơ sở hạ tầng


Phát triển đô thị hóa và bùng nổ dân số ở các nước ASEAN dẫn đến việc di cư đến các thành phố lớn ngày càng gia tăng. Điều này gây ra tắc nghẽn giao thông và cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng. Một ấn bản gần đây của TaipanOracle cho rằng, “trong khi các nước như Philippines, Indonesia và Việt Nam đang nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ, thì những nước khác như Myanmar, Campuchia và Lào vẫn tiếp tục tụt lại phía sau.” Campuchia và Lào có ít hơn 10% đường cao tốc được trải nhựa. ”Mặc dù hầu hết đường quốc lộ ở các nước đã được xây dựng, nhưng vẫn còn thiếu các liên kết giao thông quan trọng, chưa kể đến chất lượng đường xá không đảm bảo.”


Số lượng dự án mạng lưới giao thông ở ASEAN
Số lượng dự án mạng lưới giao thông ở ASEAN

Cơ sở hạ tầng chưa phát triển và chất lượng đường xá kém đã tạo ra nhiều thách thức mà các nhà quản lý Logistics phải đối mặt. Đặc biệt là ở các nước ASEAN, nơi mà việc tích hợp công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng còn chưa trở nên phổ biến, việc tự lên lộ trình cho tuyến đường giao hàng chặng cuối là rất tốn kém và mất thời gian. Những người giao hàng ở một số khu vực ASEAN vẫn đang gặp khó khăn trong vận chuyển hàng hoá và dịch vụ một cách nhanh chóng và chính xác. Trong hầu hết các trường hợp, họ từ chối sử dụng công nghệ, do vậy thường tốn nhiều thời gian giao hàng hơn.


Xếp hạng mạng lưới giao thông theo quốc gia
Xếp hạng mạng lưới giao thông theo quốc gia

3. Thiếu tích hợp công nghệ


Việc lên lộ trình cho giao hàng chặng cuối một cách thủ công không phải là không phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong khu vực ASEAN. Bằng việc không tích hợp công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp tăng chi phí Logistics lên tới con số có hai chữ số. Theo SpirEresearch, các hệ thống có tổ chức kém như ở ASEAN không áp dụng các tiến bộ công nghệ như Hệ thống Quản lý Vận tải (Transportation Management System) và Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System). Rào cản chính của vấn đề này nằm ở chi phí lắp đặt ban đầu cao. SpirEresearch cũng cho biết thêm rằng việc theo dõi hàng hóa ở các vùng nông thôn của Indonesia và Malaysia rất khó khăn do cơ sở hạ tầng viễn thông kém phát triển.


Công nghệ đột phá - vị cứu tinh của giao hàng chặng cuối ở ASEAN


Các nhà quản lý Logistics đang bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của công nghệ trong việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và nâng cao trải nghiệm giao hàng chặng cuối. Họ đang dần nhận thức được rằng giao hàng chặng cuối quyết định sự thành công cuối cùng của toàn bộ chuỗi cung ứng. Do đó, họ liên tục tìm kiếm sự trợ giúp của công nghệ để giải quyết bài toán giao hàng chặng cuối này.


Nhiều doanh nghiệp hiện nay đặt niềm tin vô cùng lớn vào khả năng của Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) trong việc tối ưu hoá quy trình quản lý chuỗi cung ứng của họ. Bằng khả năng dự đoán những cơ hội và rủi ro, AI giúp nâng cao việc ra quyết định và cải thiện quản lý rủi ro cho doanh nghiệp. Nhiều công ty hàng đầu cũng sử dụng phân tích Dữ liệu lớn (Big Data) để tận dụng các cơ hội trong tương lai. Các quyết định được thực hiện dựa trên việc phân tích dữ liệu lịch sử có thể cải thiện đáng kể việc đưa ra quyết định. Bằng cách cung cấp một bức tranh lớn và dự đoán các sự kiện bất lợi có thể xảy ra, Dữ liệu lớn giúp quản lý và tối ưu hóa các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.


Không thể có giải pháp nào phù hợp hơn Abivin vRoute!

Abivin vRoute - Phần mềm quản lý vận tải
Abivin vRoute - Phần mềm quản lý vận tải

Abivin vRoute là phần mềm quản lý vận tải có khả năng tối ưu tuyến đường giao hàng, cho phép doanh nghiệp sử dụng mọi phương thức vận tải có sẵn. Cho dù người giao hàng sử dụng xe gắn máy hay xe tải, Abivin vRoute sẽ phân tích bản đồ địa phương và trên 20 điều kiện giao hàng khác nhau, tạo ra tuyến đường giao hàng hiệu quả nhất, phù hợp với phương thức vận chuyển và số lượng phương tiện có sẵn theo yêu cầu của doanh nghiệp. Việc lên lộ trình truyền thống có thể mất hàng giờ để xử lý, Abivin vRoute cung cấp trợ lý đắc lực giúp tối ưu hóa lộ trình chỉ trong một vài phút.


Với sự trợ giúp của Abivin vRoute, người giao hàng không còn phải nhập kết quả giao hàng của mỗi đơn hàng một cách thủ công. Abivin vRoute tổng hợp tất cả chi tiết các đơn hàng thành một báo cáo cụ thể. Hơn nữa, phần mềm thông minh có thể tự xuất báo cáo phân tích từ các dữ liệu lịch sử, cho phép các doanh nghiệp theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của họ.


Tài liệu tham khảo

1.https://www.researchandmarkets.com/research/8l37gc/asean_logistics?w=4

2.https://www.spireresearch.com/spire-journal/yr2005-2/q4/the-asean-logistics-industry-a-growing-connectivity-hub/

3.http://ltxsolutions.com/logistics-last-mile/

4.https://www.gartner.com/smarterwithgartner/gartner-top-8-supply-chain-technology-trends-for-2018/

5.https://prospress.com/what-is-the-last-mile/

6.http://www.asiacoldchainshow.com/Mr_Nyoman_Pujawan.pdf

7.http://www.taipanpartners.com/taipan-oracle/2015/10/19/asean-logistics

8.http://asiawarehousingshow.com/links/southeast-asia's-rising-logistics-market.pdf

0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page