top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

Top 6 Xu Hướng Logistics Thay Đổi Ngành F&B Việt Nam 2021

Đã cập nhật: 14 thg 12, 2021

Làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Ngành thực phẩm và đồ uống (Food and Beverages, hay F&B). Theo Nielsen, mặc dù 50% người tiêu dùng đã giảm bớt những hoạt động mua sắm trực tiếp của mình qua chợ hay siêu thị, sức mua những sản phẩm thiết yếu như đồ uống đóng chai, mỳ ăn liền và thực phẩm đông lạnh vẫn liên tục tăng mạnh (+67%, +40%, +19%) [1]. Cho đến năm 2021, doanh thu của ngành công nghiệp F&B tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng đến 14.5% [2]. Để thực sự nắm bắt được cơ hội này, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống nên quan tâm tới việc vận hành các hoạt động logistics của mình.

Top 6 Xu Hướng Logistics Thay Đổi Ngành F&B Việt Nam 2021
Top 6 Xu Hướng Logistics Thay Đổi Ngành F&B Việt Nam 2021

Bài viết này sẽ đề cập đến những chiến lược logistics rất có thể sẽ trở thành những xu hướng mới trong năm 2021 và cách mà các doanh nghiệp F&B có thể áp dụng để đạt được doanh thu tốt nhất.


1. Vận tải đa phương thức (Intermodal Logistics)


Vận tải đa phương thức (Intermodal Logistics)
Vận tải đa phương thức (Intermodal Logistics)

Việc vận hành chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống hiện đang phải chịu nhiều áp lực đến từ những hạn chế và bất cập trong chính sách cửa khẩu, hải quan [3]. Điều này đang gây ra thử thách lớn cho các doanh nghiệp F&B về việc quản lý hàng tồn kho, nhất là những mặt hàng cần bảo quản lạnh [4].


Để quản lý tồn kho hiệu quả, doanh nghiệp F&B cần giảm thời gian vận chuyển đến mức thấp nhất cho các chuyến hàng đường dài (long haul). Một chiến lược cho bài toán đó là tận dụng lợi thế đặc trưng của nhiều loại phương tiện vận chuyển cho mỗi chuyến hàng, từ đó giúp kho hàng của doanh nghiệp luôn có đủ hàng hay không bị quá tải.


Làm thế nào để áp dụng xu hướng này?


Tại Việt Nam, doanh nghiệp F&B có thể kết hợp việc vận chuyển hàng tiêu dùng nhanh bằng xe tải kết hợp với xe máy, sà lan và tàu hoả. Theo Nghị quyết 556 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có 4 dự án đường sắt đi thẳng vào khu vực cảng biển với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng đang được triển khai thực hiện. Theo đó, một số tuyến đường bộ với tải trọng lớn được kết nối với các ga đường sắt chính cũng sẽ được xây dựng [5].


Vận tải bằng tàu hỏa
Vận tải bằng tàu hỏa

Nhờ vậy, trong khoảng thời gian tới, thay vì sử dụng công ten nơ hay nhiều xe tải cho những chuyến hàng đường dài. Tàu hỏa có thể được tận dụng để đưa lượng lớn hàng đến chạm trung chuyển với giá rẻ hơn trước rất nhiều. Từ đây, hàng hoá có thể tiếp tục được đưa tới các trung tâm phân phối qua đường thuỷ với sà lan, hoặc đường bộ với xe tải hoặc xe máy tùy thuộc vào mức độ đơn hàng [6].


Doanh nghiệp F&B cũng cần đặc biệt chú ý tới việc dự đoán nhu cầu tiêu thụ hàng hoá một cách kỹ càng để có thể lên kế hoạch kết hợp phương tiện một cách hợp lý.


2. Crowdsourcing Logistics (sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài từ nhiều nguồn khác nhau)


Crowdsourcing Logistics
Crowdsourcing Logistics

Crowdsourcing trong lĩnh vực logistics là việc thuê ngoài (outsource) các dịch vụ logistics do cộng đồng gồm những cá nhân và tổ chức có khả năng cung cấp. Mô hình dịch vụ này có thể bù đắp những thiếu hụt về tài xế hay kho bãi khi số lượng hàng tăng đột ngột. Một lợi ích khác của giải pháp này là trong những thời điểm có nhu cầu thấp, đặc biệt là từ tác động của dịch bệnh, bên thuê sẽ không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ hợp đồng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí.


Làm thế nào để áp dụng xu hướng này?


Hiện nay những nền tảng trực tuyến như GrabExpress hay Lalamove có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận với mô hình crowdsourcing logistics một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc mượn nguồn lực nhàn rỗi có thể phát sinh những vấn đề về thông tin hay sự thiếu chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp F&B có thể cân nhắc thêm các xu hướng được đề cập tiếp theo để đảm bảo việc giảm chi phí và thời gian giao vận.


3. Cảm biến kết nối với Internet bằng công nghệ Internet vạn vật (IOT)


Công nghệ Internet of Things trong logistics
Công nghệ Internet of Things trong logistics

Việc quản lý kho có thể trở nên linh hoạt hơn với việc sử dụng các loại cảm biến áp lực để biết được số lượng hàng trên kệ của từng sản phẩm cụ thể [7]. Ngoài ra, cảm biến còn có thể được sử dụng trên các phương tiện vận tải để mang lại cho các nhà quản lý tầm nhìn trong thời gian thực nhằm hạn chế gian lận cũng như hỗ trợ các hoạt động điều phối. Nhờ vậy, các doanh nghiệp F&B có thể đưa ra những kế hoạch sát sao nhất với nhu cầu thực tế của thị trường.


Làm thế nào để áp dụng xu hướng này?


Để đưa các loại cảm biến vào vận hành, các lãnh đạo cần đầu tư trang thiết bị và dành thời gian đào tạo lại đội ngũ quản trị logistics của doanh nghiệp. Một giải pháp khác tiết kiệm chi phí hơn mà các nhà quản lý có thể cân nhắc là ứng dụng điện thoại Abivin vRoute. Ứng dụng này có thể biến điện thoại cá nhân của các tài xế trở thành những thiết bị GPS, ghi nhận trạng thái đơn hàng, giúp các nhà quản lý quan sát chặng đường giao hàng trong thời gian thực.

Abivin vRoute mobile app cho tài xế

Ứng dụng điện thoại Abivin vRoute dành cho các tài xế


4. Chuyển đổi số (Digital Transformation)


Chuyển đổi số (Digital Transformation)
Chuyển đổi số (Digital Transformation)

Chuyển đổi số là việc triển khai một loạt những thay đổi về công nghệ và con người để tái cấu trúc cách thức hoạt động, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp. Nếu chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp F&B không những có thể vận hành một cách linh hoạt mà hoàn toàn có thể nâng cao doanh thu đến 15% mỗi năm [8].


Làm thế nào để áp dụng xu hướng này?


Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn đáng kể việc vận hành của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống. Các doanh nghiệp có thể tận dụng những lúc hoạt động còn hạn chế để thay đổi các quy trình còn đang cồng kềnh, kém hiệu quả.


Tìm hiểu thêm về kế hoạch chuyển đổi số ở bài viết “Chuyển đổi số, bắt đầu từ đâu?


5. Sử dụng các phần mềm quản lý vận tải để tăng khả năng theo dõi (Track & Trace) từ điểm đầu đến điểm cuối


Track & Trace trong logistics
Track & Trace bằng phần mềm

Các phần mềm quản lý vận tải hàng hóa chính là chìa khóa để biến dữ liệu số thành những thông tin về địa điểm và trạng thái đơn hàng trong thời gian thực. Nhờ vậy, các nhà quản lý trong ngành F&B có thể đưa ra những quyết định kịp thời và hợp lý trong việc điều phối vận tải. Trong quản lý kho, những dự báo về nguồn cầu sẽ trở nên chính xác hơn để giảm thiểu các rủi ro đặc thù như hàng hết hạn hay kho quá tải.

Trong một số trường hợp, những rủi ro trong giao hàng như dãn cách xã hội có thể xảy ra và đơn hàng buộc phải bị thu hồi lại. Lúc đó, các lãnh đạo có thể biết được trạng thái bị hoãn hay giao không hết một cách nhanh chóng để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý nhằm tránh hao tổn cho hàng hóa.


Làm thế nào để áp dụng xu hướng này?


Khả năng hiển thị từ điểm đầu đến điểm cuối còn thể hiện ở tính minh bạch trong việc duyệt đơn hàng từ các nhà vận tải thuê ngoài (2PL, 3PL) và chứng từ về phụ phí trong giao vận. Abivin vRoute là một giải pháp đáp ứng được những nhu cầu về khả năng hiển thị xuyên suốt chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp F&B.


6. Kho hàng tự động


Kho hàng tự động
Kho hàng tự động

Theo báo cáo mới nhất về logistics của Bộ Công Thương, phần lớn việc bốc xếp hàng tại kho của các doanh nghiệp Việt đang được thực hiện thủ công. Tuy nhiên vào 2 năm trở lại đây, xu hướng cơ giới hóa, tự động hóa đang được các nền tảng thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như GHN, Lazada hay Tiki đưa vào hoạt động [9]. Các doanh nghiệp F&B cũng hoàn toàn có thể đẩy mạnh việc phân phối của mình nhờ các ưu điểm của kho hàng tự động: hạn chế sai sót của con người, tốc độ, tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao.


Làm thế nào để áp dụng xu hướng này?


Vì tính chất đặc thù của ngành, tồn kho gồm những loại thực phẩm dễ hỏng cần được xử lý theo nguyên tắc vào trước ra trước (First In First Out). Tự động hóa kho hàng là giải pháp đầy hứa hẹn để hạn chế tối đa hư hại của các mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên, tự động hóa là một quá trình dài và đòi hỏi nhiều cải biến liên tục về công nghệ. Các doanh nghiệp F&B có thể cân nhắc những bước nhỏ như đầu tư vào xe nâng, cẩu gắp, hay sử dụng một nền tảng quản lý tồn kho trước.


Tạm kết


Năm 2021 sẽ hứa hẹn sự tăng trưởng vượt bậc của các doanh nghiệp F&B sau một khoảng thời gian dài chuẩn bị và tích lũy kinh nghiệm xử lý khủng hoảng. Để không bị tụt lại phía sau, các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống nên bắt đầu hành động ngay hôm nay. Chuyển đổi số, Internet vạn vật, hay nâng cấp hệ thống giao hàng do thói quen người tiêu dùng thay đổi, có thể bắt đầu từ một người đồng hành phù hợp.


Abivin mong muốn có thể lắng nghe những khó khăn mà bạn đang gặp phải trong vận hành logistics để đưa ra hướng đi và giải pháp phù hợp, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và vượt qua giai đoạn khó khăn này.



Tài liệu tham khảo

[3], [5] ,[9] Báo cáo logistics của bộ công thương năm 2019, tr 34, 41, 57 [4]https://www.sana-commerce.com/blog/shorten-time-market-e-commerce-food-beverage-industry/

[8]https://www.moneycontrol.com/india-business-live-ibl/resource/thriving-in-the-digital-economy:-how-small-and-midsize-enterprises-are-adapting-to-digital-transformation/resources-1121.pdf

0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page